Cà phê nguyên chất với vị chua là một trạng thái phổ biến mà người tiêu dùng thường gặp phải. Nhưng đa số khách hàng tại Việt Nam lại không thích cảm giác chua trong tách cà phê của mình. Vậy vì sao cà phê lại có vị chua cà cách xử lý vấn đề này? Chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi này để bạn có thể thưởng thức một ly cà phê hoàn hảo.
Vị chua từ dòng cà phê
Tổng thể, dòng cà phê Arabica có vị chua hơn dòng cà phê Robusta. Nếu hạt Arabica được rang nhạt, vị chua càng nổi bật. Vị chua của Arabica có đặc điểm là chua thanh và có hậu vị tinh tế.
Khi sử dụng 100% hạt Arabica, bạn sẽ cảm nhận rõ vị chua, đặc biệt là với các dòng Arabica rang nhạt. Khi rang từ vừa đến đậm, vị chua của Arabica sẽ giảm dần, tuy nhiên, Arabica ít được rang ở mức độ đậm. Vì vậy, để giảm vị chua của cà phê Arabica thì nên kết hợp với Robusta (Medium to Dark).
Vị chua từ quy trình sơ chế cà phê
Độ chua được tăng dần theo phương pháp sơ chế sau:
- Full Wash < Honey (Sermi wash) < Natural (Sun Dry)
- Chế biến ướt/ lên men < Chế biến mật ong/ bán ướt < Chế biến khô
Phương pháp chế biến ướt (Full Wash) là quá trình lên men hạt cà phê trong nước trong khoảng thời gian từ 12-36 tiếng ở nhiệt độ phù hợp. Quá trình này tạo ra một lượng acid đáng kể trong hạt cà phê, tạo nên vị chua đặc trưng khi rang. Phương pháp chế biến ướt là phương pháp tạo ra nhiều vị chua nhất cho cà phê rang, tiếp theo là phương pháp Honey và cuối cùng là phương pháp Natural.
Vì vậy, nếu cà phê bạn đang sử dụng có vị chua, bạn có thể giảm tỷ lệ sử dụng hạt cà phê chế biến ướt hoặc bán ướt và thay thế bằng hạt cà phê chế biến theo phương pháp Natural (chế biến khô).
Vị chua từ quá trình rang cà phê
Có thể dễ dàng nhớ rằng cà phê rang càng nhạt (màu sáng) thì sẽ càng chua.
Quá trình rang cà phê tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ khác nhau, đó là những tác nhân tạo nên vị chua của hạt cà phê rang. Khi rang nhạt, các loại axit hữu cơ này vẫn tồn tại và tạo ra vị chua. Tuy nhiên, khi rang đậm hơn, các loại axit sẽ dần bị phân hủy và vị chua sẽ giảm đi. Vị chua hoàn toàn mất đi khi rang ở mức độ rất đậm (dark roast) do các axit đã bị hoàn toàn phân hủy. Trong trường hợp này, cà phê sẽ không còn chua mà có vị đắng mạnh, đôi khi có thể bị khét. Ngoài ra, nhiều tinh chất của hạt cà phê cũng bị phân hủy cùng với axit.
Vì vậy, nếu cà phê có vị chua, bạn hãy xem xét chọn những hạt cà phê rang tối màu hơn. Thông thường, đối với hạt cà phê Robusta, khi sử dụng phương pháp chế biến Natural và rang ở mức Medium, vị chua gần như không còn tồn tại. Đối với dòng Arabica, thường được chọn rang màu sáng hơn để bảo tồn những tinh chất và hương thơm đặc trưng của cà phê Arabica.
Cách chế biến cà phê có vị chua thích hợp
Bạn có thể kiểm soát vị chua trong cà phê bằng nhiều cách khác nhau để tạo ra một loại thức uống phù hợp với khẩu vị của bạn. Dưới đây là một số cách đơn giản để xử lý cà phê có vị chua:
- Loại hạt cà phê: Hãy chọn các hạt cà phê Robusta rang màu sậm. Hạt cà phê Robusta có tự nhiên ít chua hơn so với hạt cà phê Arabica.
- Nước pha cà phê: Sử dụng nước sạch, không có tạp chất. Lựa chọn nước tinh khiết đã được lọc sạch. Lưu ý đến nhiệt độ nước khi pha cà phê. Để giữ được hương vị tự nhiên của cà phê, nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 90 - 96 độ C.
- Phương pháp pha cà phê: Cho dù bạn sử dụng phin hay máy pha cà phê, hãy đảm bảo chúng được vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi đặt bột cà phê vào.
- Thành phần kết hợp: Bạn có thể kết hợp cà phê với sữa, đường, trứng, đá lạnh và các thành phần khác. Tỷ lệ các thành phần này sẽ tạo ra những thức uống cà phê có hương vị độc đáo riêng.
- Bảo quản cà phê: Sau khi rang và xay, hạt hoặc bột cà phê nên được bảo quản đúng cách. Tránh rang và xay quá nhiều cà phê, vì bột cà phê sau khi rang có thời hạn sử dụng ngắn. Hãy lưu trữ bột cà phê dư thừa trong hũ thủy tinh đậy kín hoặc túi hút chân không, và bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Bài viết trên, Hoàng Hiệp Coffee đã giải thích vì sao cà phê có vị chau và cách xử lý nó. Vì vậy, để tận hưởng một ly cà phê hoàn hão, hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.