Máy pha cà phê là dụng cụ không thể thiếu để tạo ra những ly cà phê thơm ngon đúng điệu. Vậy để có một ly cà phê thơm ngon thì thiết bị này có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của máy pha cà phê
Về cơ bản máy pha cà phê có cấu tạo được chia thành 4 phần chính, sắp xếp một cách tuần tự để có thể chiết xuất ra một tách cà phê bao gồm: Nguồn nước, bơm, nồi hơn và bộ phận chiết xuất.
Nguồn nước
Dù là phương pháp nào thì bạn cũng cần có nguồn nước để pha cà phê. Tùy vào mục đích và năng suất yêu cầu mà máy pha cà phê sẽ có 2 kiểu nguồn nước là bình chứa nước tích hợp và nguồn nước riêng.
Bình chứa nước tích hợp
Bình chứa nước tích hợp thường có trong các dòng máy pha cà phê tự động dành cho các quán nhỏ, văn phòng hoặc hội chợ. Ưu điểm lớn nhất của loại máy là sử dụng bình chứa nhỏ gọn, dễ tháo lắp và điều chỉnh chất lượng nước. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý vệ sinh bình chứa nước thường xuyên. Trong các trường hợp nhu cầu sử dụng tăng cao thì việc tháo lắp, thêm nước sẽ chiếm không ít thời gian và công sức của bạn.
Nguồn nước riêng
Máy pha cà phê sử dụng nguồn nước riêng là loại được sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt là với các máy pha công nghiệp hoặc bán tự động. Bạn chỉ cần lắp nguồn nước đúng theo yêu cầu là có thể yên tâm pha chế mà không mất thêm thời gian để châm nước. Nhược điểm của loại máy này là buộc phải lắp đường ống riêng. Máy có công suất lớn và tính năng vượt trội có thể đáp ứng pha hằng trăm ly cà phê mỗi ngày.
Máy bơm
Máy bơm giữ vai trò giống như mạch máu và đảm bảo duy trì cho quy trình pha chế khép kín.Máy bơm tạo ra áp suất đi qua bột cà phê đã xay mịn. Áp suất chuẩn sẽ rơi vào tầm 9 bar- gấp 4 lần áp suất của lốp xe ô tô.
Máy bơm bao gồm có 2 loại chính là Bơm rung (Vibratory pump) và Bơm quay (Rotary pump).
Nồi hơi
Nồi hơi được xem như là trái tim của máy pha cà phê. Nồi hơi giúp máy kiểm soát được hầu hết mọi quá trình quan trọng, chủ chốt từ nhiệt độ, áp suất pha cà phê cho đến việc dùng hơi để đánh sữa. Kích thước nồi hơi khác nhau thì khả năng cung cấp hơi nước và nước nóng cũng sẽ khác nhau.
Những máy pha cà phê đời đầu đa số đều đun sôi thủ công bằng gỗ hoặc than. Nhưng đến ngay, người ta đã tích hợp nó trong máy pha cà phê và sử dụng điện để đun.
Bộ phận chiết xuất
Đây được xem là “trạm dừng” cuối của quy trình pha chế trong máy pha cà phê. Trong vô số dòng máy khác nhau, Headgroup vẫn chỉ có 3 loại cơ bản: Headgroup E61 ( hoạt động thủ công), Saturated Headgroup (Hoạt động theo lập trình) và Semi-saturated Headgroup (Headgroup bán bão hòa).
Nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê
Các máy pha cà phê hiện nay thường có hai dòng nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc chân không và thẩm thấu. Nước lạnh từ khay chứa sẽ được đưa vào máy pha bằng rotor có tốc độ quay 30 vòng/giây. Xung quanh rotor là 4 lò xo với 4 van nước đẩy nước vào ống dẫn áp suất nước vào nồi hơi. Tại đây, nước sẽ được đun sôi lên đến 200 độ C và khi đạt tiêu chuẩn, phần hơi nước sẽ được đến bộ phận pha cà phê.
Hệ thống pha sẽ đảm bảo lượng nước yêu cầu. Lúc này, nước sôi sẽ ngấm từng giọt vào cà phê, giúp cà phê nở đều và cho ra từng giọt cà phê ngon và sánh, đậm vị nhất. Nhờ vào tay nghề chuyên nghiệp của nhà pha chế. Kỹ thuật nén và lượng cà phê phù hợp sẽ giúp tách cà phê của bạn trở nên hoàn hảo nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê. Hi vọng những thông trên giúp bạn hiểu hơn về dụng cụ này khi sử dụng mỗi ngày. Đừng quên truy cập hoanghiepcoffee.com để hiểu hơn về dụng cụ và những nguyên liệu pha chế cà phê nhé!
Tham khảo thêm:
Cách bảo quản cà phê hương vị lâu nhất
Cách để phân loại cafe nguyên chất và cafe bẩn
HOÀNG HIỆP F&B
Địa chỉ: 298 Đ. Lê Trọng Tấn, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 093 234 44 88