Kỹ thuật canh tác cây cà phê hữu cơ như thế nào?

Nguyễn Văn Giáp 22/07/2024
ky-thuat-canh-tac-cay-ca-phe-huu-co-nhu-the-nao

Kỹ thuật canh tác cà phê hữu cơ là phương pháp sản xuất cà phê sử dụng các nguyên tắc và vật liệu tự nhiên, loại bỏ hoàn toàn công việc sử dụng hóa chất tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc cỏ. Phương pháp này hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao.

1. Kỹ thuật canh tác cây cà phê hữu cơ

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

Kỹ thuật canh tác cây cà phê hữu cơ như thế nào?

  • Nên lựa chọn vị trí có ánh sáng tự nhiên đầy đủ và có khả năng thoát nước tốt. Tránh những chỗ có nguy cơ ngập úng hoặc nơi có dòng nước chảy qua
  • Kiểm tra đất để đảm bảo độ pH của đất phù hợp với cây (độ pH thích hợp khoảng 6 – 6,5), mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
  • Trước khi làm đất, phải loại bỏ hoàn toàn các tàn dư hóa chất và cỏ dại, vì điều này có thể ảnh trực tiếp đến cây.
  • Hãy sử dụng phân bón hữu cơ ngoài cung cấp dinh dưỡng tự nhiện, làm mềm đất  còn tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển
  • Sử dụng công cụ thích hợp để tạo rãnh trồng, với các khoảng cách tùy theo từng loại giống và điều kiện cụ thể.

Bước 2: Lựa chọn giống cây

  • Xác định giống cây: Đầu tiên, phải các định giống cây phù hợp với điều kiện môi trường của từng vùng trồng.
  • Khảo sát đặc điểm vùng trồng như độ cao, khí hậu, đất, nguồn nước,…
  • Kiểm tra tính chất hữu cơ: Nên ưu tiên chọn những giống cây có tính chất hữu cơ tốt, khả năng phát triển trong môi trường không sử dụng hóa chất.
  • Tìm hiểu về chứng chỉ hữu cơ: Lựa chọn cây giống có chứng chỉ hữu cơ đảm bảo tuân thủ theo quy trình trồng hữu cơ.

Bước 3: Trồng cây cà phê hữu cơ

  • Chuẩn bị đất: Phải đảm bảo đất đạt yêu cầu mềm mịn, giàu dinh dưỡng
  • Khoảng cách cây: Xác định khoảng cách trồng cây dựa trên các loại giống cây và đặt điều kiện cụ thể giúp cây có đủ không gian và dinh dương để phát triển.
  • Tạo lỗ trồng: Dùng công cụ thích hợp để tạo lỗ, lỗ phải đủ lớn để đặt cây và không gây tổn thưởng cho cây.
  • Trồng cây: Đặt cây vào lỗ trồng và cho đất vào xung quanh gốc để cố định cây.
  • Tưới nước: Tưới nước nhẹ sau khi trồng cây để duy trì độ ẩm, giúp cây dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
  • Bảo vệ cây: Trong thời gian đầu bảo vệ cây tránh ánh nắng mặt trời quá nhẹ, có thể dùng rơm để che phủ
  • Chăm sóc định kỳ: Duy trì độ ẩm, kiểm tra sức khỏa của cây , cắt tỉa những nhánh cây yếu và hư hỏng.

Bước 4: Dinh dưỡng và tưới nước

  • Sử dụng phân hữu cơ: Mục đích cung cấp dinh dưỡng tự nhiên và bền vững cho cây
  • Theo dõi lượng nước: Kiểm soát nước trong đất, đảm bảo duy trì độ ẩm ổn định.
  • Tăng dinh dưỡng theo từng giai đoạn: Trong từng giai đoạn, cung cấp thêm phân bón để cây được hỗ trợ phát triển.
  • Chăm sóc cây trưởng thành: Cung cấp nước và dinh dưỡng đều đặn để duy trì sức khỏe và sản lượng của cây cà phê hữu cơ trưởng thành.

Bước 5: Chăm sóc cây cà phê hữu cơ

  • Tốt nhất nên phân chia cơ bản thành từng kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Dưới nước đầy đủ, nhất là vào mùa khô.
  • Làm cỏ, vun gốc cây thường xuyên.
  • Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây để đón ánh sáng.
  • Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học.

2. Phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê hữu cơ

2.1. Biện pháp phòng ngừa

Tạo môi trường sống thuận lợi cho cây cà phê:

  • Trồng xen canh: Xen canh cà phê với các cây trồng khác như cây ăn quả, cây họ đậu,... để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.
  • Cắt tỉa cành nhánh: Loại bỏ cành già, cành mọc chen chúc tạo độ thông thoáng cho vườn cà phê, hạn chế ẩm thấp, giảm nguy cơ phát sinh nấm bệnh.
  • Vệ sinh vườn tược: Thu gom cành lá, cỏ dại,... đem ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế nguồn lây nhiễm nấm bệnh, côn trùng.
  • Bón phân hữu cơ: Sử dụng phân chuồng hoai mục, phân compost,... để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.

Sử dụng chế phẩm sinh học:

  • Thuốc trừ sâu sinh học: Một số loại thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả như: Neem, Bacillus thuringiensis (Bt), dầu neem,...
  • Thuốc trừ nấm sinh học: Một số loại thuốc trừ nấm sinh học hiệu quả như: Trichoderma spp., Beauveria bassiana,...
  • Vôi bột: Rắc vôi bột xung quanh gốc cây để hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh.

2.2. Biện pháp diệt trừ

  • Bẫy pheromone: Thu hút và tiêu diệt côn trùng trưởng thành đực, hạn chế khả năng sinh sản của chúng.
  • Bẫy đèn: Thu hút và tiêu diệt côn trùng trưởng thành vào ban đêm.
  • Sử dụng các thiên địch:Nuôi ong, kiến,... để tiêu diệt rệp, sáp, bọ trĩ. Nuôi gà, vịt,... để tiêu diệt sâu bệnh ở dưới tán cây.
  • Sử dụng các dung dịch thảo mộc: Pha chế dung dịch từ tỏi, ớt, gừng,... để xịt lên cây, tiêu diệt côn trùng và nấm bệnh.

​​​​​​​Xem thêm: Các giống cây cà phê được trồng phổ biến ở nước ta

Canh tác cà phê hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, sức khỏe con người và đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Trên đây là toàn bộ thông tin về Kỹ thuật canh tác cây cà phê hưu cơ, hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn có những cái nhìn tổng quan về cây cà phê hữu cơ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của Hoàng Hiệp Coffee – Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị, dụng cụm, nguyên liệu pha chế cà phê.

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN