Cây cà phê – Nền tảng cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Cà phê từ lâu đã trở thức uống quen thuộc trong đời sống Việt Nam, không những vậy còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi loại cà phê mình đang uống có nguồn gốc từ giống cây cà phê gì không, hãy cùng Hoàng Hiệp Coffee tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cà phê chè ( Arabica)
Cà phê Arabica được du nhập vào Việt Nam đầu tiên vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo người Pháp. Sau một thời gian giống cây cà phê này trồng ở các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đều không thành công thì người ta mới phát hiện ra địa điểm thích hợp để trồng là Tây Nguyên.
Các giống cây cà phê được trồng phổ biến ở nước ta
Nổi tiếng với hương vị tinh tế, thanh tao, Arabica được mệnh danh là "nữ hoàng" trong giới cà phê. Với hương vị chưa thanh, đắng nhẹ và dư vị ngọt ngào. Sản lượng cho ra tuy thấp nhưng chất lượng lại rất tốt
2. Cà phê vối ( Robusta)
Cà phê Robusta là một loại cà phê được sản xuất từ cây cà phê Robusta, có tên khoa học là Coffea Canephora. Đây là loại cây cà phê phổ biến thứ hai sau cà phê Arabica và được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, như Brazil, Indonesia và các nước châu Phi.
Có nguồn gốc từ các khu rừng cao nguyên Ethiopia, được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1908. Thường có hương vị mạnh mẽ, đắng hơn và ít hương thơm phức hợp hơn so với cà phê Arabica. Hàm lượng cafein sẽ giao động từ 2,2 -2,7% trong hạt rang xay.
3. Cà phê mít ( Cherry)
Nguồn gốc xuất xứ của cà phê Mít là từ Ubangui Chari, thuộc Biển Hồ gần sa mạc Sahara. Giống cây cà phê này được du nhập vào Việt Nam năm 1905. Cà phê mít thường được trông nhiều ở Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Buôn Mê Thuật lại rất ít trồng giống cà phê này.
Cà phê này có màu vàng sáng, ở hai đầu của hạt hơi nhọn. Nhìn qua sẽ hơi giống với hạt lúa, cà phê Cherry mang đến hương vị chua nhẹ và thơm dịu.
4. Cà Phê Moka
Cà phê Moka được người Pháp đưa vào Việt Nam trồng từ những năm 30 của những thế kỷ trước. Giống cây cà phê này được trồng nhiều ở Đà Lạt và Lâm Đồng.
Cà phê Moka mang đến hương vị độc đáo, pha trộn giữa socola, rượu vang và hoa quả. Tuy nhiên năng suất rất là thấp và các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cũng rất là cao.
Xem thêm: Cà phê chồn có những đặc điểm gì mà lại đắt như vậy?
Trên đây là một số giống cây cà phê phổ biến được trồng ở nước ta, việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại cà phê sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm cà phê có hương vị phù hợp với nhu cầu của bản thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của Hoàng Hiệp Coffee, hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và cái nhìn tổng quan hơn về các giống cây cà phê.