Mỗi một chuyên ngành, một lĩnh vực đều có những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng, riêng biệt của nó, chuyên ngành cafe cũng vậy. Lĩnh vực này tồn tại những thuật ngữ quan trọng mà người trong ngành cần nắm rõ. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Hoàng Hiệp Coffe để khám phá thế giới thuật ngữ chuyên ngành cafe nhé!
Tại sao cần biết những thuật ngữ chuyên ngành cafe
Đối với các nhân viên pha chế nói chung và những người đam mê nghiên cứu cafe nói riêng, việc trang bị kiến thức về thuật ngữ chuyên ngành là vô cùng cần thiết. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng tiếp cận kho tàng tài liệu phong phú bằng tiếng Anh, giúp họ nâng cao hiểu biết và chuyên môn trong lĩnh vực cafe. Việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh là chính là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa khám phá thế giới cà phê đầy màu sắc và hấp dẫn.
Tên các đồ uống được làm từ cafe
Tên các đồ uống được làm từ cafe rất đa dạng và phong phú, có thể kể đến như cafe đen, cafe đá, cafe muối, bạc xỉu, Espresso, Macchiato, Latte, Cappuccino,...
<<< Tìm hiểu về các nguyên liệu tạo nên cốc cafe thơm ngon, tuyệt hảo TẠI ĐÂY>>>
Tổng hợp những thuật ngữ chuyên ngành cafe
Thuật ngữ về đặc tính của cafe
- Acidity (Độ axit): Chỉ mức độ axit đặc trưng của cà phê, tương đương với độ pH và thể hiện qua vị chua nhẹ.
- Arabica (Cà phê Arabica): Giống cà phê được trồng phổ biến nhất và lâu đời nhất, chiếm hơn 70% sản lượng cà phê toàn cầu, thuộc nhóm cà phê cao cấp.
- Aroma (Mùi hương): Hương thơm phức tạp tỏa ra từ ly cà phê espresso nóng.
- Balance (Sự cân bằng): Trạng thái hài hòa trong ly cà phê, đảm bảo sự cân bằng giữa hương vị, vị chua, không có đặc tính nào lấn át.
- Body (Sự đầy đặn): Cảm giác mà người thưởng thức trải nghiệm khi nếm ly cà phê espresso pha chuẩn, thể hiện sự tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị và pha chế.
- Caffeine (Caffeine): Thành phần đặc trưng trong cà phê, là chất ancaloit không mùi, tạo vị đắng và kích thích cho người thưởng thức.
- Cherry (Quả cà phê): Thuật ngữ chỉ quả của cây cà phê, mỗi quả thường chứa 2 hạt cà phê.
- Coffee beans (Hạt cà phê): Hạt cà phê sau khi được thu hoạch và sơ chế.
- Cupping (Thử cà phê): Quy trình đánh giá chất lượng hạt cà phê sau khi rang. Chuyên gia sẽ nếm thử các cốc chứa cà phê, đánh giá sau khi pha bằng nước nóng và lạnh.
- Clean (Cà phê sạch): Cà phê nguyên chất, không hư hỏng, không hóa chất.
- Complexity (Sự phức tạp): Đặc điểm của những loại cà phê mang lại cảm nhận chiều sâu, sự kết hợp hoàn hảo với nhiều lớp hương vị và sự thay đổi đa dạng.
- Crema (Lớp bọt khí): Lớp bọt mịn màu nâu nhạt trên bề mặt ly espresso.
- Finish (Hương vị cuối): Cảm nhận về hương vị cà phê ngay sau khi nuốt vào, có thể khác biệt so với lúc hớp đầu tiên.
- Flavor (Hương vị): Tổng thể cảm nhận về hương vị cà phê, bao gồm vị chua, ngọt, đắng, mặn và chát.
- Mild (Êm dịu): Thuật ngữ chỉ loại cà phê Arabica chất lượng cao với hương vị nhẹ nhàng, tinh tế.
- Richness (Sự đầy đủ): Bao gồm flavor (hương vị), body (sự đầy đặn) và acid (độ axit), tạo nên sự phong phú và trọn vẹn cho cà phê.
- Robusta (Cà phê Robusta): Giống cà phê có hàm lượng caffeine cao, vị đắng mạnh, thường được sử dụng để pha cà phê phin hoặc cà phê espresso.
- Vintage coffee (Cà phê cổ điển): Cà phê được cất giữ trong kho vài năm để giảm độ axit và tăng sự đầy đặn, mang đến hương vị đặc biệt.
Thuật ngữ về các loại cafe
- Nonfat: cà phê nguyên chất mà không chất béo.
- Skinny coffee: Vẫn mang hương vị cà phê đậm đà nhưng giảm thiểu lượng chất béo.
- Drip coffee: Cà phê nhỏ giọt.
- White coffee: Cà phê sữa, bạc xỉu.
- Black coffee: Cà phê đen vị cà phê nguyên bản, đậm đà và mạnh mẽ.
- Filter coffee: Cà phê phin, thức uống cà phê truyền thống của Việt Nam.
- Iced: Cà phê thêm đá.
- Instant coffee: Cà phê hòa tan tiện lợi, dễ dàng pha chế mọi lúc mọi nơi.
- Irish: Cà phê theo phong cách Ireland, là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê nóng, rượu whisky, đường và kem đánh bông.
Thuật ngữ về cách pha cafe
- Making coffee: pha cà phê
- Coffee maker: máy pha cà phê
- Coffeepot: bình cà phê
- Coffee-spoon: thìa cà phê
- Decaf: cà phê được lọc hết chất caffeine
- Half-caf: cà phê được pha từ cà phê thường + ½ decaf
- Extra shot: cà phê mạnh (gấp 3 lần bình thường)
- Strong: đặc
- Weak: loãng
- Scoop: múc
- Filter: đồ lọc
- Pour: rót, đổ vào
- Press: nhấn, ấn
- Switch: bật (công tắc)
- Heat up: làm nóng, đun nóng
- Brew coffee: chế/ ủ/ pha cà phê
- Grind coffee: nghiền/ xay cà phê
- To make coffee: khuấy cà phê
<<< Xem thêm: Công thức pha cafe latte thơm ngon tại nhà bạn nên biết >>>
Trên đây là bài viết Tổng hợp những thuật ngữ chuyên ngành cafe của Hoàng Hiệp Coffe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể nắm bắt và hiểu được những thuật ngữ dùng trong chuyên ngành cafe hơn.