Hương vị cà phê thơm ngon, nồng nàn mà chúng ta thưởng thức mỗi ngày là kết quả của một hành trình dài và đầy kỳ công. Từ những quả cà phê chín mọng trên cây, trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ, cẩn thận, những tách cà phê thơm ngon mới đến được tay người tiêu dùng. Bài viết sau đây Hoàng Hiệp Coffe sẽ đưa bạn đi khám phá quy trình chế biến hạt cafe đầy thú vị và hấp dẫn này.
Cấu trúc hạt cà phê - hành trình từ quả cà phê đến ly cà phê thơm ngon
- Lớp vỏ: Lớp ngoài cùng bảo vệ quả cà phê, chuyển màu từ xanh sang đỏ khi chín.
- Thịt quả: Lớp ngọt ngào chứa đường, chiếm 42- 45% trọng lượng quả chín. Đây là món khoái khẩu của nhiều loài động vật.
- Lớp nhớt: Được coi là lớp lá chắn bảo vệ hạt cà phê trước sâu bệnh, chiếm 20- 23% trọng lượng quả chín.
- Vỏ thóc: Lớp vỏ cứng bảo vệ hạt cà phê sau khi sơ chế, loại bỏ trước khi rang.
- Vỏ lụa: Lớp mỏng màu trắng bạc, tạo nên hương thơm đặc trưng cho hạt cà phê.
- Nhân xanh: Bộ phận cốt lõi, chứa dinh dưỡng cho sự nảy mầm của phôi. Mỗi quả cà phê thường có 2 hạt, giàu hợp chất tan trong nước (caffeine, trigonelline,...) và không tan trong nước (cellulose, lipid,...), là tiền chất tạo nên hương vị và mùi thơm cà phê.
- Rãnh cà phê: Nếp gấp bên trong lõi xanh.
Phương pháp chế biến cafe
Chế biến hạt cafe khô
Đây là phương pháp chế biến cà phê tự nhiên, sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô hạt cafe. Khi sử dụng phương pháp này hạt cafe có vị ngọt, ít chua và thơm nồng. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thời gian nên chất lượng hạt cafe sẽ không đồng đều.
- Quy trình chế biến:
Bước 1: Cà phê được thu hoạch khi đã chín rộ, đạt màu đỏ thẫm. Việc thu hoạch thường được thực hiện thủ công để đảm bảo chọn lọc quả cà phê chín đều và không bị dập nát.
Bước 2: Sau khi thu hoạch, cà phê được loại bỏ tạp chất như hạt non, lá, cành và bụi bẩn để đảm bảo vệ sinh và chất lượng cho hạt cà phê thành phẩm.
Bước 3:Cà phê được trải đều dưới ánh nắng mặt trời trong 25- 30 ngày. Quá trình phơi nắng giúp giảm độ ẩm của hạt cà phê xuống 12- 13%, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và chế biến sau này.
Bước 4:Hạt cà phê phơi khô được xát bằng máy để loại bỏ lớp vỏ ngoài và vỏ khô, chỉ giữ lại phần nhân cà phê quý giá.
Bước 5: Hạt cà phê thành phẩm được bảo quản trong túi hoặc bao tải, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đây là giai đoạn "nghỉ ngơi" để hạt cà phê "tái tạo" hương vị và sẵn sàng cho hành trình tiếp theo - rang xay và thưởng thức.
Chế biến hạt cafe bán ướt
Khi sử dụng phương pháp bán ướt, hạt cafe sẽ được tách lớp vỏ bên ngoài, bỏ phần lớp nhớt. Phương pháp này giúp hạt cafe có vị chua nhẹ và mùi thơm nhẹ nhàng. Đối với phương pháp này, hạt cafe sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ của nắng và kỹ thuật xay xát của người sơ chế.
- Quy trình chế biến:
Bước 1: Sau khi thu hoạch cafe, loại bỏ những tạp chất còn sót lại.
Bước 2: Sát bỏ vỏ và loại bỏ một phần lớp nhớt phía ngoài hạt.
Bước 3: Phơi khô tự nhiên hoặc sấy bằng máy
Bước 4: Bảo quản hạt cafe ở nơi khô ráo, thoáng mát
Chế biến hạt cafe ướt
- Quy trình chế biến:
Bước 1: Thu hoạch những hạt cafe đã chín và loại bỏ những tạp chất
Bước 2:Quả cà phê được đưa vào máy xát để loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ, thịt và lớp nhầy bám trên hạt
Bước 3: Hạt cà phê được cho vào thùng lớn để lên men bằng các loại men tự nhiên và chế phẩm men bổ sung. Quá trình lên men đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch hoàn toàn chất nhầy còn sót lại sau khi xát, đồng thời giúp hạt cà phê có độ chua và hương thơm đặc trưng hơn.
Bước 4: Hạt cà phê sau khi lên men được rửa sạch để loại bỏ cặn bẩn và vi sinh vật. Sau đó, cà phê được đem phơi hoặc sấy khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc bằng máy sấy cho đến khi độ ẩm đạt 12,5%.
Bước 5: Bảo quản nhân cafe
<<< Xem thêm: Những yếu tố quan trọng quyết định một ly cafe thơm ngon>>>
Hơn cả một thức uống, cà phê còn là một nét đẹp văn hóa, là niềm tự hào Việt Nam. Hiểu rõ quy trình chế biến cà phê sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị của từng ly cà phê, từ đó thêm trân trọng và thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của thức uống này.