Những lưu ý khi sử dụng máy ép sinh tố

Phạm Xuân Hưng 21/04/2022
nhung-luu-y-khi-su-dung-may-ep-sinh-to

Máy ép sinh tố đang ngày càng trở nên phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình, với công năng chính là làm ra những ly nước giải khát thơm mát, bổ sung năng lượng cho cơ thể vào những ngày hè oi bức. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng máy ép sinh tố một cách chi tiết và đơn giản nhé!

Những lưu ý khi sử dụng máy ép sinh tố

Hướng dẫn cách sử dụng máy ép sinh tố chi tiết, đơn giản

1. Rửa sạch các bộ phận của máy ép trái cây

Việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch tất cả các bộ phận có thể tháo rời của máy (trừ mô-tơ) và lau khô trước khi dùng thiết bị lần đầu.

Việc vệ sinh các bộ phận của máy giúp làm sạch bụi bẩn có thể bám trên máy trong quá trình bảo quản, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

2. Lắp rắp các bộ phận của máy ép trái cây

Tiếp đến, bạn tiến hành lắp ráp các bộ phận của máy ép trái cây lại với nhau theo đúng hướng dẫn sử dụng, đảm bảo khóa an toàn đã được khớp chặt.

3. Cắt nhỏ thực phẩm

Để đảm bảo máy ép trái cây hoạt động hiệu quả, trước khi cho các loại rau củ quả vào máy ép, bạn cần lưu ý cắt nhỏ chúng ra.

Trường hợp ép những loại rau củ quả có kích thước nhỏ (như nho,cherry, dâu tây...) hay những loại rau thân mềm (cải bó xôi, rau má,..) thì bạn có thể cho thẳng vào máy ép mà không cần cắt nhỏ.

4. Đặt ly hứng nước và gắn khay chứa bã

Đặt ly hứng nước dưới miệng vòi, gắn khay chứa bã rau củ quả sau khi ép vào máy.

5. Gắm điện và nhấn công tắc để hoạt động máy

Ghim phích vào ổ điện và nhấn công tắc để máy hoạt động ở tốc độ cao nhất, cho máy chạy khoảng 3 giây

6. Cho trái cây vào để bắt đầu quá trình ép

Cho trái cây đã cắt nhỏ vào miệng tiếp nhiên liệu, dùng ống đẩy để ép trái cây xuống.

7. Tắt máy và rút phích cắm ra khỏi ổ điện sau khi sử dụng xong

Sau khi sử dụng xong, vặn công tắc về mức 0 để tắt máy, sau đó rút phích cắm ra khỏi ổ điện

Các loại nguyên liệu tuyết đối không cho vào máy ép sinh tố

Các loại nguyên liệu tuyết đối không cho vào máy ép

  • Mía: tuyệt đối không ép mía
  • Các loại hột: phải bỏ các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.
  • Sau khi ép các loại quả có hột nhỏ và không quá cứng như nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu … vẫn phải luôn đi kèm theo sau là ép các loại táo hoặc củ quả cứng để đẩy bã ra cùng chứ không ép liên tục các loại quả có hột này được, đề phòng tắc máy.
  • Chanh leo: lưu ý chanh leo có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên với mỗi ruột của 1,2 quả chanh leo phải được ép theo sau bởi các loại nguyên liệu khác để cuốn bã hạt chanh leo theo cùng. Nếu chỉ ép nguyên xi toàn chanh leo máy sẽ tắc cứng vì hạt chanh leo như những hạt cát nhỏ ứ trong máy thì cố lắm mới tháo được ra và máy sẽ bị xước kha khá. Vì vậy không ép liên tục hạt chanh leo.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN